Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại mang lại lợi ích to lớn cho bản thân các bên trực tiếp tham gia quan hệ cũng như góp phần nhất định vào sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia. Bên cạnh đó, nhượng quyền thương mại cũng có thể mang lại những rủi ro nhất định cho các bên tham gia cũng như đối với nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những tác động tích cực mà hoạt động này mang lại vẫn chiếm ưu thế hơn so với những tác động tiêu cực của nó đối với nền kinh tế nói chung và các chủ thể trong quan hệ nói riêng, do vậy đây vẫn là sự lựa chọn phổ biến của các thương nhân khi tiến hành hoạt động tìm kiếm lợi nhuận và ngày càng trở thành hoạt động kinh doanh thịnh hành trong những năm gầy đây tại Việt Nam.
Đầu tư
Những điểm cần lưu ý khi điều hành văn phòng đại diện cho một công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và đã cam kết mở cửa thị trường theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc Việt Nam là thành viên.Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc về thủ tục và điều kiện đầu tư áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam là một phương án được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường Việt Nam vì các thủ tục, quy trình thành lập đơn giản và nhanh chóng. Văn phòng đại diện thực hiện chức năng văn phòng liên lạc với khách hàng của thương nhân nước ngoài, tìm hiểu thị trường và xúc tiến cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân nước ngoài.
01/09/2024
Một số lưu ý cơ bản về điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại
Trong giao dịch dân sự nói chung và giao dịch thương mại nói riêng, khi xác lập hợp đồng, các bên kỳ vọng rằng mỗi bên sẽ tự giác thực hiện đầy đủ các điều kiện, điều khoản đã ký kết. Tuy nhiên, trên thực tế, vì những lý do chủ quan hoặc khách quan mà hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng vẫn xảy ra và các bên trong hợp đồng luôn phải đối mặt với rủi ro, hậu quả từ các hành vi vi phạm hợp đồng đó. Do vậy, để phòng ngừa hành vi vi phạm, bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên trong trường hợp xảy ra vi phạm, pháp luật đã quy định chế tài xử lý hành vi vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Cụ thể, Luật Thương mại năm 2005 đã quy định các chế tài trong thương mại tại Điều 292, trong đó, khoản 2 Điều này ghi nhận phạt vi phạm là một trong các chế tài trong thương mại.
26/08/2024